Khi nào thì nên truyền đạm hoa quả, vitamin cho cơ thể, có phải cứ mệt là truyền đạm có tốt không? để giải đáp cây hỏi này bạn hãy xem ngay bài viết dưới đây. Những lưu ý khi truyền đạm hoa quả, vitamin tại nhà
Việc truyền dung dịch đạm (hoa quả, vitamin ) là một phương pháp điều trị y tế, thường được sử dụng trong các trường hợp mất nước và mất đạm nghiêm trọng, hoặc trong các bệnh lý về thận hoặc gan. Thời điểm để truyền dung dịch đạm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và hướng dẫn của bác sĩ
Khi nào thì truyền đạm cho cơ thể.
Thường thì, việc truyền dung dịch đạm được thực hiện trong bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị và nhân lực y tế. Việc truyền dung dịch đạm có thể được thực hiện liên tục hoặc theo định kỳ, phụ thuộc vào mức độ mất nước và mất đạm của bệnh nhân.
Thời điểm để truyền dung dịch đạm cần được xác định bởi bác sĩ điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chẳng hạn như mức độ mất nước, mất đạm, tình trạng thận và gan, và các yếu tố khác. Bác sĩ cũng sẽ quyết định loại dung dịch đạm phù hợp và liều lượng cần truyền để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tóm lại, truyền dung dịch đạm, vitamin là nhằm bổ sung một một số dưỡng chất cho cơ thể, thời điểm để truyền dung dịch đạm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và quyết định của bác sĩ điều trị. Việc truyền dung dịch đạm thường được thực hiện trong môi trường y tế có đầy đủ trang thiết bị và nhân lực y tế.
Một số loại dịch truyền đạm, Vitamin phổ biến hiện nay
Dịch chứa chất đạm, béo, vitamin
Một số loại dịch nằm trong nhóm này như: Alvesin 40, Aminoplasmal 5%, Nutrisol 5%, Vitaplex, Lipofundin… Giá thành của những sản phẩm này khá cao thường được dùng cho những bệnh nhân bị suy kiệt, suy dinh dưỡng.
Trong đó dịch Vitaplex không phải là đạm mà là một trong các loại dịch truyền vitamin. Loại dịch này chỉ được dùng trong trường hợp cơ thể bệnh nhân bị suy nhược cơ thể kéo dài hoặc bệnh lý kéo dài và những người bị thiếu vitamin.
Hiện nay có rất nhiều nhiều lạm dụng truyền dịch vitamin với mong muốn làm đẹp da nhưng việc truyền loại dịch này vào cơ thể phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý truyền dịch vào cơ thể rất có thể dẫn đến tình trạng dư thừa và bị đào thải. Cách tốt nhất để bổ sung vitamin là hãy ăn hoa quả tươi mỗi ngày.
Xem thêm: Chai dịch truyền hoa quả giá bao nhiêu
Dịch đạm
Thành phần của dịch đạm bao gồm nước và axit amin được bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân bị suy kiệt và không thể ăn uống được. Dịch đạm cũng có rất nhiều loại khác nhau như: Alvesin, Anparen, Biseko, Aminoplasmal…
Đạm sẽ cung cấp protein cho các bệnh nhân suy dinh dưỡng, có mức độ protein trong máu thấp, phục hồi sau khi trải qua phẫu thuật, stress… Dịch truyền sẽ được bác sĩ dùng cho bệnh nhân khi lượng albumin máu và protein máu trong cơ thể người bệnh giảm. Tốt nhất là hãy bổ sung đạm từ các thực phẩm tươi sẵn có như: thịt, cá, trứng, sữa…
Những lưu ý khi truyền đạm hoa quả, vitamin tại nhà
Không được tự ý truyền đạm tại nhà khi chưa được khám, xét nghiệm các chỉ số liên quan. Chỉ truyền đạm khi có chỉ định của bác sĩ xác định rõ tình trạng cơ thể cần loại dịch truyền gì, liều lượng ra sao.
Nên truyền đạm ở những cơ sở y tế uy tín, có các bác sĩ chuyên môn giỏi, có dụng cụ và thiết bị xử lý phù hợp khi không may xảy ra tai biến, phải kiểm tra hạn sử dụng của bộ dây truyền và túi đựng.
Trước khi truyền đạm, cần cho chảy những giọt dịch đầu tiên ra ngoài để loại bỏ hết bọt khí.
Tuân thủ các quy định trong truyền đạm về tốc độ, thời gian cũng như liều lượng. Dụng cụ truyền đạm phải đảm bảo vô khuẩn và bác sĩ phải thường xuyên theo dõi tình trạng của người bệnh.
Khi đang truyền đạm, nếu có những biểu hiện bất thường như khó thở, rét run, phù chỗ tiêm,… cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Những bệnh nhân đã lớn tuổi, trẻ em bị sốt, bị viêm phổi… là những trường hợp không được truyền nước.
Huyết áp thấp có nên truyền đạm hay không? Khi bị huyết áp thấp người bệnh có thể truyền đạm trong trường hợp bị tụt huyết áp do mất nước hoặc do mất máu, thiếu máu trầm trọng nhằm giúp bù nước và bù máu cho người bệnh.
Trên đây là thông Khi nào thì truyền đạm hoa quả? Truyền đạm có tác dụng gì cung cấp tới bạn để bạn tham khảo trước khi cần truyền đạm hoa quả, truyền vitamin. Bạn có nhu cần cần truyền bổ sung đạm, vitamin hãy liên liên hệ với bác sĩ Dịch Vụ Y Tế Tại Nhà 24H để được tham vấn nhé! Hotline : 0904 582 161
- Bạn muốn xem: Những trường hợp không được truyền nước
- Cách Xử Trí Tình Trạng Say Nắng Tại Nhà!
- Dịch Vụ Thông Tiểu Tại Nhà TPHCM, Đặt Sonde Tiểu Tại Nhà
- Các khuyến cáo phòng tránh bệnh Corona viêm phổi Vũ Hán từ Bộ Y Tế
- Mắc bệnh thủy đậu rồi có bị lại không? Triệu chứng và dấu hiệu thủy đậu
- Dịch vụ tiêm kích trứng IVF, Tiêm dưỡng thai tại nhà cẩn thận nhẹ nhàng
[…] Khi nào thì truyền đạm hoa quả, vitamin cho cơ thể, Vitamin phổ biến hiện nay Những lưu ý khi truyền đạm hoa quả, vitamin tại nhà […]