Truyền nước biển – truyền dịch cho cơ thể là rất tốt bởi những lúc cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thiết hụt dưỡng chất cần bổ sung kịp thời. Nhưng chúng ta lưu ý không phải trường hợp nào cũng có thể truyền nước, vậy “Những trường hợp không được truyền nước và Trường hợp nào nên truyền nước biển”, khi nào Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về truyền nước là gì, dịch truyền là gì:
Truyền nước là gì?

Dịch truyền là gì?
Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.
Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành ba nhóm cơ bản đó là: nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin); nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%…) và nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử…) dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.
Những trường hợp không được truyền nước
Nhiều người thích được truyền nước biển đây là một thực tế trong đời thường. Có rất nhiều người khi thấy trong người không được khỏe hay mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ ít, thì lại nghĩ là truyền nước biển để phục hồi lại sức khỏe điều này chỉ đúng một phần. vì khi truyền nước biển vào máu sẽ nghĩ là tác dụng của nó sẽ nhanh hơn là cố ăn thêm một chén cơm.

Khi truyền một nửa lít nước biển ngọt ( dung dịch glucoza 5% ) sẽ cung cấp năng lượng tương đương khi ăn một chén cơm.Ðiều đó không có nghĩa là dịch truyền không cần thiết cho chúng ta ? Mà đó là một liều thuốc rất hữu ích nếu như ta dùng đúng bệnh, đúng lúc, và đúng liều, còn nếu ta dùng dịch truyền một cách bừa bãi, vô thưởng vô phạt thì nguy hiểm vô cùng, vì bị tiền mất tật mang, lại có khi lại ảnh hưởng đến xấu đến sức khỏe.
Theo khuyến cáo của các bác sỹ những bệnh nhân sau cần thận trọng khi truyền dịch:
- – Trẻ bị sốt không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não.
- – Bệnh nhi viêm phổi không nên truyền dịch vì dịch truyền làm tăng gánh nặng cho phổi, tim. Bệnh nhi viêm não, viêm màng não truyền dịch phải theo chỉ định bác sỹ.
- – Người bệnh lớn tuổi, thận yếu, bệnh nhân tim mạch hay có bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải.
- Những người bị suy thận cấp, suy thận mãn tính, tăng kali huyết, urê huyết, suy tim, toan huyết, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp,…không nên truyền dịch.
- Người tập luyện choáng do chạy bộ, đổ mồ hôi, mất nước nhiều, truyền dịch có thể khiến cơ thể mất cả muối lẫn nước. Ngoài ra, lượng nước này khi vào cơ thể dễ gây ngộ độc nước, phù não. Nặng hơn có khiến bệnh nhân lên cơn co giật, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bạn nên gọi điện tư vấn bác sĩ nếu muốn truyền nước cho các trường hợp trên.
Khi nào nên truyền nước biển, truyền đạm
Trong cơ thể của mỗi con người, đều có các chỉ số trung bình trong máu, về đường, muối, các chất điện giải…
Nếu một trong các chỉ số trung bình trên còn thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép thì lúc đó chúng ta mới bù đắp, nhưng làm sao biết được bù đắp, và bù đắp bao nhiêu thì đủ? do đó chúng ta cần phải kiểm tra bằng các xét nghiệm máu để biết được rằng chúng ta có cần thiết truyền nước biển hay không

Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích từu việc truyền nước vì vậy dưới đay là những trường hợp nên truyền nước biển tại nhà, truyền đạm:
Bệnh nhân bị sốt virut
Bệnh nhân bị cúm
Bệnh nhân bị mệt mỏi, suy nhược
Truyền dịch, truyền thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Tình trạng cơ thể rơi vào trạng thái bị mất nước trầm trọng, cụ thể như khi người bệnh bị sốt cao, ói mửa, bỏng, tiêu chảy hay mất máu…
Tình trạng khó ăn của người người bệnh nguy hiểm khi không thể ăn uống dẫn đến sức khỏe suy kiệt, rơi vào hôn mê sâu hoặc đối với những người phẫu thuật đường ruột…
Khi người bệnh sử dụng nước từ nước truyền nhằm để pha loãng thuốc đưa vào cơ thể từ từ do có nhiều loại thuốc không thể tiêm trực tiếp hay nhanh vào tĩnh mạch.
Khi tiến hành các xét nghiệm máu và phát hiện cơ thể bị thiếu hụt các chất điện giải quan trọng như natri, kali, canxi,… thì người bệnh cần tiến hành truyền nước để bổ sung.
Liên hệ tư vấn truyền nước biển tại nhà:
Dịch vụ bác sĩ, y tá truyền nước biển tại nhà TPHCM – Dịch vụ y tế tại nhà ở TPHCM phục vụ 24h. với các dịch vụ truyền nước biển tại nhà, thay băng cắt chỉ ta, rửa vết thương tại nhà, tập vật lý trị liệu tại nhà.
ĐC: 267/30 Lê Trọng Tấn, Sơn Kỳ, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Min
Hotline :0904 582 161
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều